Hotline: 0909 666 392
Giờ mở cửa: 7:30 - 17:30 (Thứ 2 - Thứ 7)
Tiếp nhận yêu cầu
Linh kiện điện tử trong xe hơi Tesla đã đi trước 06 năm so với Toyota và Volkswagen, còn hệ thống AI(xe tự lái) của Tesla khiến chuỗi cung ứng truyền thống phải ngơ ngác!
Toyota Motor và Volkswagen đều bán được hơn 10 triệu xe hơi mỗi năm. Tesla chỉ bán được khoảng 367.500 chiếc xe điện trong năm 2019, nhưng khi xét đến công nghệ điện tử, thì công ty "thấp bé nhẹ cân" của Elon Musk lại vượt rất xa những gã khổng lồ khác trong ngành công nghiệp xe hơi.
Đó là kết luận được rút ra sau khi Nikkei Business Publication "mổ bụng" chiếc Model 3, mẫu xe có mức giá tốt nhất trong toàn bộ các dòng xe hơi điện của Tesla, có giá khởi điểm khoảng 33.000 USD.
Điều thực sự khiến mọi người kinh ngạc là bộ điều khiển trung tâm tích hợp(ICCU) của Tesla - có thể được xem là một "máy tính tự lái hoàn toàn". Được đặt tên là Hardware 3, thiết bị công nghệ bé nhỏ này là vũ khí lớn nhất của Tesla trên thị trường xe hơi điện(EV) đang rất nóng bỏng. Và, nó có thể là thứ chấm dứt chuỗi cung ứng ngành công nghiệp xe hơi mà chúng ta đang biết đến hiện nay.
Một kỹ sư đến từ một nhà sản xuất xe hơi lớn của Nhật Bản, sau khi xem xét chiếc máy tính này, đã thốt lên rằng "Chúng tôi không thể làm điều đó được!"
Mô-đun này, vốn được tung ra vào mùa xuân năm 2019 và xuất hiện trên mọi mẫu Model 3, Model S, Model X bao gồm 2 chip AI tùy biến 260mm vuông. Tesla đã tự mình phát triển con chip này, cùng với phần mềm đặc biệt được thiết kế để điều khiển phần cứng. Chiếc máy tính này đóng vai trò "trái tim" cho khả năng tự lái của xe hơi Tesla, cũng như hệ thống "thông tin giải trí" (infotainment) tiên tiến bên trong xe.
Loại nền tảng điện tử này, với một máy tính siêu mạnh ở trung tâm, nắm giữ chìa khóa mở ra khả năng xử lý những luồng dữ liệu "khủng" mà những chiếc xe hơi tự hành thông minh hơn của tương lai thu thập trong quá trình vận hành. Các chuyên gia trong ngành công nghiệp xe hơi dự báo rằng công nghệ này sớm nhất cũng phải đến năm 2025 mới trở nên phổ biến được.
Có nghĩa gì khi Tesla đã đánh bại các đối thủ đến 6 năm trời! Và điều đó khiến cả ngành công nghiệp xe hơi phải sững sờ - với một số hãng, một điều đáng sợ.
Tesla đã xây dựng nên trung tâm thần kinh số này thông qua một loạt các bản nâng cấp trong hệ thống Autopilot nguyên bản mà hãng giới thiệu năm 2014. Thứ mà họ gọi là "Hardware 1" chỉ là một hệ thống hỗ trợ tài xế, cho phép xe bám đuôi các xe khác, chủ yếu trên đường cao tốc, và tự động lái trên một làn đường cố định. Cứ mỗi hai hoặc ba năm, công ty lại cải tiến hệ thống này, dần dần biến nó thành một chiếc máy tính với khả năng tự lái hoàn chỉnh.
Chẳng điều gì có thể ngăn cản Toyota hay Volkswagen làm được điều tương tự mà chẳng phải chờ đến năm 2025, xét đến nguồn tài nguyên, tài chính, và đội ngũ nhân lực tài năng mà cả hai hãng xe này đang sở hữu. Nhưng những rào cản công nghệ không phải là lý do cho sự chậm trễ - theo lời vị kỹ sư người Nhật đã thốt lên câu "Chúng tôi không thể làm điều đó được" ở trên.
Vậy lý do thực sự là gì?. Các nhà sản xuất xe hơi lo lắng rằng các máy tính như của Tesla sẽ khiến các chuỗi cung ứng linh kiện mà họ đã thiết lập nên qua hàng thập kỷ trở nên thừa thãi - vị kỹ sư người Nhật Bản cho biết.
Những hệ thống như vậy sẽ cắt giảm đáng kể số lượng các bộ phận điều khiển điện tử (hay ECU) trong xe hơi. Đối với các nhà cung ứng lệ thuộc vào các thành phần này, và các nhân viên của họ, đó là vấn đề của sự sống và cái chết.
Do đó, các nhà sản xuất xe hơi lớn cảm thấy rằng họ bắt buộc phải tiếp tục sử dụng những hệ thống phức tạp gồm hàng chục ECU, trong khi số lượng ECU trên Tesla Model 3 chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhìn theo một hướng khác, thì các chuỗi cung ứng từng giúp những gã khổng lồ xe hơi hiện đại tăng trưởng, nay lại đang làm tổn hại đến khả năng cải tiến của họ.
Những công ty trẻ như Tesla không có mối liên hệ chặt chẽ với các nhà cung ứng, và có thể tự do theo đuổi những công nghệ tốt nhất đang có.
Ngoài ra, quá trình "mổ bụng" Model 3 còn cho thấy một điều thú vị khác liên quan các chuỗi cung ứng.
Hầu hết các thành phần bên trong chiếc Model 3 không có khắc tên của một nhà cung ứng nào. Thay vào đó, nhiều trong số chúng có logo của Tesla, bao gồm cả những thành phần nền bên trong các ECU. Điều đó cho thấy Tesla kiểm soát rất chặt chẽ quá trình phát triển của hầu hết các công nghệ chủ chốt trong xe hơi của họ.
Và với phần cứng siêu như vậy, Tesla có thể tung ra các bản cập nhật phần mềm theo kiểu OTA. Hiện nay, các phương tiện của hãng vẫn được phân loại là xe hơi "Mức 2", hay "tự hành một phần". Nhưng Elon Musk - ông chủ của Tesla nhấn mạnh rằng chúng đã được trang bị sẵn mọi linh kiện cần thiết - "máy tính và những thứ khác" - để có thể tự lái hoàn toàn.
Từ phần mềm cho đến các hệ thống lái điện tử, Tesla đang dần "tự lực cánh sinh" trong việc phát triển thêm nhiều thứ khác. Nếu chiến lược này thành công, các đối thủ sẽ không có nhiều sự lựa chọn, trừ việc theo chân Tesla, dẹp bỏ những mô hình kinh doanh và chuỗi cung ứng đã lỗi thời của họ - nếu họ thực sự muốn bắt kịp quãng đường quá xa mà Tesla đã đi trước.
AUTO HTM SERVICE
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH AUTO HTM – ĐẠI LÝ DỊCH VỤ ỦY QUYỀN DENSO TP. HCM
► Địa Chỉ: C7/27C2 Phạm Hùng, Bình Hưng, Bình Chánh, TP. HCM
► Mobile: 0909 666 392
► Tel: 028 3758 3113
► Fax: 028 3758 3119
► Email: contact@auto-htm.com
© 2020 Công ty TNHH AUTO HTM