CÔNG TY TNHH AUTO HTM - ĐẠI LÝ DỊCH VỤ ỦY QUYỀN DENSO TP. HCM

  Hotline: 0909 666 392

  Giờ mở cửa: 7:30 - 17:30 (Thứ 2 - Thứ 7)

BỐN KIỂU CẦN SỐ ĐIỀU KHIỂN HỘP SỐ TỰ ĐỘNG Ô TÔ CON

Lượt xem: 3378 - Ngày đăng : 19/07/2021

 

Trên ô tô sử dụng hộp số tự động, cần số hiện có nhiều cách bố trí như hàng dọc, zic-zac, núm xoay hay nút bấm điện tử đều có những ưu và nhược điểm khác nhau.

Ở các dòng ô tô trang bị hộp số bán tự động hay hộp số vô cấp (CVT) ngày nay, có nhiều kiểu thiết kế tùy theo nhà sản xuất để tạo sự khác biệt cũng như điểm nhấn riêng cho nội thất của từng nhà sản xuất ô ô con. Mỗi cách bố trí có những ưu / nhược điểm nhất định khi điều khiển. Dưới đây là các điểm cộng, cũng như hạn chế của mỗi loại cần số trên xe số tự động.

Cần số thẳng hàng hay cần số điện

Honda, Ford, Mitsubishi, Mazda, Hyundai hay Kia là các hãng xe đang trang bị cần số tự động gồm số P - R - N - D cùng nằm trên một đường thẳng. Trong khi đó, chế độ sang số bán tự động sẽ được đặt cạnh số D và cho phép người lái chủ động chọn cấp số khi di chuyển.

Đây là kiểu thiết hướng tới tính hiện đại trong cabin, giúp cabin trông gọn gàng và trẻ trung hơn. Tuy nhiên, cần số thẳng hàng ở các thương hiệu xe phổ thông khi chuyển số dễ gặp tình trạng nhầm vị trí, nhất là khi vào số lùi R hoặc N nằm ở giữa dải số. Điều này dễ gây bất tiện cho người lái khi muốn thao tác lùi xe nhanh.

Cao cấp và dễ sử dụng hơn là kiểu trang bị cần số điện tử. Loại cần số này cũng có các bước số nằm liên tục nhau, gồm R - N - D, nhưng mỗi bước chuyển số tương ứng với một lần đẩy tới trước hoặc kéo cần số về sau, hạn chế việc vào nhầm số. Ngoài ra, người lái cũng chỉ cần bấm vào nút P là từ bất kỳ vị trí số nào thì hộp số cũng được gài về vị trí đỗ.

Peugeot và VinFast là 2 hãng xe phổ thông có trang bị kiểu cần số điện tử này trên các mẫu xe như 3008, Lux A2.0 hay Lux SA2.0. Trong khi đó, hầu hết thương hiệu xe sang đều có loại cần số này, chẳng hạn BMW, Audi, Porsche, Volvo, Jaguar, Land Rover…

Dù vậy, vẫn có vài dòng ô tô đắt tiền hiện nay trang bị dạng cần số thẳng hàng, đơn cử có Lexus là hãng xe sang trung thành với kiểu cần số cơ học này. Riêng Mercedes-Benz lại phổ biến với cần số điện tử nằm trên vô-lăng, thay thế cho vị trí cần gạt nước, chỉ một số ít mẫu xe hiệu năng cao AMG có cần số điện tử.

Cần số bố trí zic-zac

Trên thị trường ô tô Việt Nam, nhắc đến cần số bố trí kiểu zic-zac thì nhiều người lái sẽ nhớ đến xe Toyota. Hãng xe Nhật Bản là nhà sản xuất hiếm hoi sử dụng kiểu bố trí này cho các mẫu xe dùng hộp số bán tự động hay hộp số CVT.

Vẫn có số ít dòng xe Toyota tại Việt Nam có cần số kiểu thẳng hàng, nhưng đó là các mẫu xe được phát triển trên nền tảng thiết kế mới, chẳng hạn như Corolla Cross hay Land Cruiser 2021.

Đối với cách thiết kế hộp số gấp khúc, người lái gần như không thể bị nhầm lẫn khi chuyển số. Khi đã sử dụng lâu ngày, thao tác chuyển số sẽ trở nên quen thuộc và không cần nhìn cũng có thể chọn đúng cấp số mong muốn, từ P, R, N đến D.

Đổi lại, đường di chuyển ngoằn ngoèo khiến thao tác sang số phần nào chậm hơn các kiểu hộp số tự động khác. Đồng thời, thiết kế zic-zac trông kém bắt mắt hơn so với kiểu cần số thẳng hàng được bọc da.

Cần số kiểu núm xoay

Thương hiệu nổi tiếng nhất sử dụng kiểu núm xoay sang số là Jaguar Land Rover, bao gồm cả các dòng xe Range Rover. Từng có thời gian các mẫu ô tô đến từ Anh quốc nổi tiếng nhờ vào kiểu cần số độc đáo này, tuy nhiên vài năm qua Jaguar Land Rover đã từ bỏ đặc trưng vốn có để chuyển sang kiểu cần số điện tử.

Hiện nay, một vài hãng xe phổ thông đã ứng dụng loại cần số dạng núm xoay này để tăng tính sang trọng cho khoang lái. Trước Kia Sorento facelift ra mắt cuối năm 2020, mẫu SUV Trung Quốc Zotye Z8 cũng từng gây chú ý với khách hàng Việt Nam cần số kiểu núm xoay. Trên thế giới, cần số núm xoay cũng khá phổ biến trên các dòng ô tô điện.

Đẹp mắt và cao cấp có thể xem là ưu điểm chính của loại cần số kiểu núm xoay. Dù vậy, khi so sánh cần số điện tử thì thao tác sử dụng không thuận tiện bằng. Chẳng hạn, để chuyển từ vị trí số D hay S (Sport) về P, người lái phải xoay nhiều lượt, trong khi ở cần số điện tử chỉ cần một nút bấm.

Cần số kiểu nút bấm điện tử

Dù đã có mặt trên ô tô nhiều năm, cần số điện tử dạng nút bấm đến nay không được nhiều hãng xe sử dụng. Hyundai là hãng xe hiếm hoi tại Việt Nam hiện bán xe có kiểu cần số này với Santa Fe và Palisade. Honda cũng là thương hiệu châu Á hiếm hoi trang bị cần số nút bấm trên vài mẫu xe bán ở Bắc Mỹ hay Nhật Bản.

Ưu điểm chính của cách thiết kế nút bấm riêng biệt cho cần số là tối giản thao tác sang số. Đổi lại, người lái cần thời gian để làm quen với cách sử dụng mới, trái ngược hoàn toàn với thói quen cầm nắm cần số bấy lâu nay.

Bên cạnh đó, cách bố trí các nút bấm cũng góp phần quyết định tổng thể nội thất có đẹp mắt và tiện dụng hay không. Nằm xa tầm tay người lái hay quá nhiều nút gây rối rắm sẽ khiến kiểu cần số này phản tác dụng.

4 thói quen lái xe khiến số tự động nhanh xuống cấp

Lái xe số tự động tưởng như đơn giản nhưng nếu thiếu hiểu biết, bạn sẽ tác động làm cho hộp số tự động xuống cấp nhanh chóng.

Không bảo dưỡng hộp số

So với kiểu xe trang bị hộp số sàn, xe ô tô số tự động có cơ chế hoạt động khác biệt, do đó việc nhận ra những dấu hiệu xe trục trặc là vô cùng quan trọng. Đồng thời bạn cũng nên biết một số nguyên tắc cơ bản để bảo dưỡng loại xe này, đảm bảo độ bền và tuổi thọ hộp số tự động.

Những hiện tượng dễ dẫn đến nếu bạn không mang xe đi bảo dưỡng định kỳ có thể kể đến như: không thể vào số, có mùi lạ, hộp số có tiếng ồn, trượt số, rò rỉ dầu (nhớt bội trơn) truyền dẫn...

Xuống dốc ở chế độ N

Nhiều người lái xe thường nghĩ rằng khi xe xuống dốc, nên chuyển xe về số N (hay còn gọi là số 0) để tiết kiệm xăng. Họ cho rằng xe sẽ theo đà của dốc để tiếp tục lăn bánh và việc trả xe về số N sẽ giúp hộp số được nghỉ ngơi, tuy nhiên đây chỉ là lý thuyết.

Hơn nữa, trả về số N khi xuống dốc còn gây hại cho hộp số và hệ thống phanh của xe. Khi đưa xe về số N, hộp số sẽ ngưng hệ thống cung cấp dầu bôi trơn nhưng vẫn phải tiếp tục hoạt động.

Điều này chắc chắn không có lợi cho hộp số. Bên cạnh đó, đến khi xe đi hết đoạn xuống dốc, lái xe phải chuyển xe về vị trí D trong lúc xe vẫn đang lăn bánh, việc cài số lúc này gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho bộ phận hộp số.

Chuyển số P khi xe còn di chuyển

Trong nhiều trường hợp bởi yếu tố địa hình thường không bằng phẳng, người lái hay có xu hướng đạp phanh rồi chuyển về số P và phanh thắng tay. Lúc này, khi bỏ việc phanh chân sẽ có hiện tượng xe chuyển động hơi mạnh và dằn xe, lâu dần ảnh hưởng tới hộp số.

Thói quen này, bạn có thể cải thiện bằng cách chuyển số N trước đó rồi phanh tay, từ lúc xe nhúc nhích đến đứng yên dừng xe hẳn rồi mới chuyển về số P.

Chuyển số khi xe đang lăn bánh

Khi mới mua xe số tự động hoặc chuyển từ sử dụng xe số sàn sang xe số tự động, không ít người thường xuyên chuyển số về N để cho xe chạy theo quán tính và rà phanh trước khi dừng đèn đỏ. Một số trường hợp khi lái xe trên đường cao tốc cũng có thói quen chuyển số về N ở tốc độ cao, cho xe chạy trớn nhằm tiết kiệm nhiên liệu.

Khi lái xe chuyển số từ D sang N hoặc ngược lại thì các chi tiết bên trong hộp số sẽ thay đổi trạng thái hoạt động. Nếu việc này diễn ra với tần suất cao thì sẽ gây ra sự hao mòn nhanh hơn, đặc biệt là các bộ bố bên trong hộp số và giảm tuổi thọ của hộp số.

 

AUTO HTM SERVICE

 

 

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ 

CÔNG TY TNHH AUTO HTM – ĐẠI LÝ DỊCH VỤ ỦY QUYỀN DENSO TP. HCM

► Địa Chỉ: C7/27C2 Phạm Hùng, Bình Hưng, Bình Chánh, TP. HCM

► Mobile: 0909 666 392

► Tel:  028 3758 3113

► Fax: 028 3758 3119

► Email: contact@auto-htm.com

Khuyến mại dịch vụ
GIẢM 15% NHỚT ĐỘNG CƠ AISIN+CÔNG
GIẢM 15% BUGI DENSO & CÔNG THAY
GIẢM 15% DỊCH VỤ ĐIỀU HÒA DENSO
GIẢM 15% SƠN MÓN & NGUYÊN CHIẾC
GIẢM 15% CHĂM SÓC NỘI - NGOẠI THẤT
Sản phẩm dịch vụ
LỌC GIÓ ĐIỀU HÒA CHÍNH HIỆU DENSO
COMBO VỆ SINH MỤI THAN MÁY XĂNG
COMBO VỆ SINH MỤI THAN MÁY DẦU

© 2020 Công ty TNHH AUTO HTM